Hotline : (086) 830.2123 • Email: cskh@tncstore.vn
{{ cartInfo.countProducts }}

Bạn đang có {{ cartInfo.countProducts }} sản phẩm trong giỏ hàng
Thông tin giỏ hàng
Số lượng sản phẩm {{ cartInfo.countProducts }}
Tổng chi phí {{ cartInfo.totals[1]['text'] }}
Đã bao gồm VAT (nếu có)
ĐẾN GIỎ HÀNG XÓA GIỎ HÀNG XEM SẢN PHẨM KHÁC
Hỗ trợ trả góp 0%, trả trước 0đ
Hoàn tiền 200% khi phát hiện hàng giả
Giao hàng nhanh 3H nội thành Hà Nội
Giao hàng từ 5 - 7 ngày toàn quốc
Đội ngũ kĩ thuật hỗ trợ online 7/7
DANH MỤC SẢN PHẨM
QUAY LẠI
DANH MỤC SẢN PHẨM
Lọc Sản Phẩm
Mainboard - Bo mạch chủ (347 sản phẩm)
Sắp xếp theo:
-21%
Bo Mạch Chủ MSI PRO B660M-A WIFI DDR4
0 đánh giá
3.490.000 đ 4.399.000 đ
-13%
Bo Mạch Chủ Asus EX-B760M-V5 DDR4
0 đánh giá
2.790.000 đ 3.190.000 đ
-7%
Bo mạch chủ Asus P11C-M/4L
0 đánh giá
5.590.000 đ 5.990.000 đ
-13%
Bo mạch chủ Asus PRIME B650M-A II DDR5
0 đánh giá
5.029.000 đ 5.760.000 đ
-13%
Bo mạch chủ Asus PRIME B650M-A WIFI-CSM DDR5
0 đánh giá
5.449.000 đ 6.240.000 đ
-13%
Bo mạch chủ Asus PRIME B650M-A WIFI II DDR5
0 đánh giá
5.449.000 đ 6.240.000 đ
-11%
Bo mạch chủ Asus PRIME B650 PLUS DDR5
0 đánh giá
5.549.000 đ 6.240.000 đ
-12%
Bo mạch chủ Asus PROART B650 CREATOR DDR5
0 đánh giá
7.459.000 đ 8.520.000 đ
-17%
Bo Mạch Chủ Asus TUF GAMING B650M-PLUS DDR5
0 đánh giá
5.669.000 đ 6.840.000 đ
-13%
Bo Mạch Chủ Asus TUF GAMING B650M-PLUS WIFI DDR5
0 đánh giá
6.389.000 đ 7.320.000 đ
-13%
Bo Mạch Chủ Asus TUF GAMING B650-PLUS DDR5
0 đánh giá
6.289.000 đ 7.200.000 đ
-13%
Bo Mạch Chủ Asus TUF GAMING B650-PLUS WIFI DDR5
0 đánh giá
6.669.000 đ 7.680.000 đ
-12%
Bo Mạch Chủ Asus ROG STRIX B650E-E GAMING WIFI
0 đánh giá
9.689.000 đ 11.040.000 đ
-12%
Bo Mạch Chủ Asus ROG STRIX B650E-F GAMING WIFI
0 đánh giá
8.319.000 đ 9.480.000 đ
-13%
Bo Mạch Chủ Asus ROG STRIX B650E-I GAMING WIFI
0 đánh giá
8.890.000 đ 10.200.000 đ
-7%
Bo mạch chủ Asus ROG STRIX B650-A GAMING WIFI DDR5
0 đánh giá
7.690.000 đ 8.290.000 đ
-9%
Bo Mạch Chủ MSI MAG B760 TOMAHAWK WIFI DDR4
0 đánh giá
5.190.000 đ 5.690.000 đ
-8%
Bo Mạch Chủ Gigabyte X670 GAMING X AX (rev. 1.0)
0 đánh giá
7.499.000 đ 8.165.000 đ
Mainboard - Bo mạch chủ

Mainboard - Bộ phận kết nối mọi linh kiện trong chiếc PC mạnh mẽ
Với những anh em đang có ý định tự build một chiếc PC hoặc mua một bộ máy tính được xây dựng sẵn, đáp ứng khả năng nâng cấp, mở rộng sau này thì việc lựa chọn mainboard - bo mạch chủ là cực kỳ quan trọng. Đóng vai trò là khung xương kết nối mọi thành phần linh kiện trong một chiếc PC, mainboard xác định khả năng nâng cấp PC thông qua các thành phần phù hợp với nó. Do đó cách chọn mainboard của anh em sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu hình của máy tính.
Sau khi chọn cho mình một CPU phù hợp với nhu cầu cá nhân mỗi người như chơi game, thiết kế đồ hoạ hay làm video… thì cách chọn mainboard chính là bước tiếp theo. Anh em nên xem xét những thông số kỹ thuật của mainboard từ kích thước, chipset, các khe cắm mở rộng… để tìm được linh kiện ưng ý và có hiệu năng ổn định nhất. Những mainboard tại TNC đều là hàng chính hàng, mới nguyên seal nên anh em hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng khi build PC.
Về bản chất, mainboard (bo mạch chủ) là một bảng mạch điện tử cho phép các linh kiện của một chiếc PC kết nối được với nhau và là nơi cung cấp cổng kết nối cho CPU, bộ xử lý đồ họa GPU, RAM và ổ cứng lưu trữ dữ liệu. Được cấu tạo từ các bóng bán dẫn, tụ điện và mạch điện, mainboard là thiết bị trung tâm và hầu hết các loại mainboard phổ biến hiện nay đều có thiết kế và nguyên lý hoạt động như nhau.
Để có được cách chọn mainboard hợp lý nhất, anh em nên chú ý tới khả năng nâng cấp khi build PC. Với những anh em chỉ mua PC một lần và không có nhu cầu nâng cấp phần cứng sau này thì nên chọn mainboard đáp ứng đầy đủ và chính xác những yêu cầu từ CPU, card đồ họa, RAM và ổ cứng. Nhưng nếu anh em muốn nâng cấp chiếc PC sau này thì nên chú ý tới các thông số như khe cắm mở rộng, khe cắm RAM, khe cắm card đồ họa…. nhằm đảm bảo mainboard hỗ trợ đầy đủ.


1.Nền tảng
Có lẽ linh kiện đầu tiên khi anh em chọn mua cho chiếc PC của mình chính là CPU, với hai ông lớn là Intel và AMD. Các CPU đến từ hai hãng này đều được dàn trải từ phân khúc phổ thông với nhu cầu lướt web, chơi game nhẹ nhàng cho tới những con quái vật cao cấp với tốc độ xử lý cao, khả năng đa nhiệm lớn, có thể đáp ứng mọi tác vụ nặng từ làm đồ họa 3D hay chơi game với tốc độ khung hình cao.
Cả hai hãng Intel và AMD đều liên tục cho ra mắt các CPU thế hệ mới qua mỗi năm với sự cải tiến về hiệu năng cũng như tiến trình. Và mỗi mainboard chỉ hỗ trợ cho CPU của một trong hai hãng nên cách chọn mainboard hợp lý sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của anh em. 
Với nhu cầu đa nhiệm lớn, khả năng xử lý phụ thuộc vào số nhân thì CPU Ryzen của AMD sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Ngược lại, nếu anh em muốn khả năng xử lý đơn nhân tốt, các ứng dụng được hưởng lợi từ tốc độ đơn nhân thì nên lựa chọn CPU đến từ Intel.
Một khi anh em đã lựa chọn được CPU ưng ý thì điều tiếp theo cần làm chính là xem xét mainboard có socket và chipset phù hợp với CPU hay không. Có thể hiểu socket là bộ phận kết nối mainboard với CPU và chipset là tập hợp các thành phần điện tử trong mainboard, là phương tiện giao tiếp giữa các linh kiện trong máy tính với nhau. 
Mỗi loại socket sẽ hỗ trợ thế hệ CPU khác nhau và chipset cũng khác nhau. Tên của mainboard thường được đặt theo tên chipset. Ngoài việc lựa chọn phù hợp với CPU, anh em cũng nên chú ý tới chipset có hỗ trợ các linh kiện khác như RAM, card đồ họa… hay không. 


2.Kích cỡ
Mainboard có rất nhiều loại với kích cỡ khác nhau và không gian để đặt chiếc PC của anh em ảnh hưởng rất nhiều tới cách chọn mainboard. Nếu anh em có không gian rộng rãi thì việc build một chiếc PC full size, sử dụng vỏ case Full Tower là hợp lý. Trong khi một chiếc PC mini-ITX sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho một góc phòng hẹp hay để trong phòng ngủ gia đình với nhu cầu giải trí đơn giản.
Đó là lý do mainboard có sự đa dạng về kích thước và thường chúng sẽ chỉ khác nhau về số khe cắm các thiết bị như card đồ họa, RAM hay ổ cứng. Việc xem xét kích cỡ vỏ case hỗ trợ các loại mainboard nào là điều cần thiết trong cách chọn mainboard vì mỗi vỏ case thường chỉ hỗ trợ một số loại mainboard nhất định. Ví dụ như vỏ case Mini Tower sẽ hỗ trợ mainboard mini-ITX. 


3.Khả năng nâng cấp, mở rộng
Nếu anh em muốn nâng cấp PC sau này thì nên xem xét tổng thể số lượng khe cắm mà mainboard hỗ trợ. Ví dụ như Mainboard Asus Z490-P có tổng cộng 4 khe cắm RAM và 2 khe cắm NVMe cùng 4 khe cắm SATA3.
Đa số các mainboard hiện nay đều dùng cổng PCIe cho các kết nối với thiết bị như card đồ họa, card mạng, card âm thanh… Có tới 4 kích thước PCIe là x1,x4,x8 và x16 và tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến là PCIe 3.0, phiên bản mới nhất 4.0 cũng dần xuất hiện nhiều trên các mainboard thế hệ gần đây. Anh em nên tìm hiểu trước các linh kiện về kích thước giao tiếp để có thể lắp đặt được vào mainboard của mình.
Đặc biệt là với card đồ hoạ, hãy chắc chắn rằng các thông số kỹ thuật của mainboard phải phù hợp với card đồ hoạ mà anh em đã hoặc đang có ý định mua như kích thước giao tiếp, khe cắm PCIe. Anh em nếu muốn kết nối từ hai card đồ hoạ trở lên với SLI của NVIDIA hay Crossfire của AMD thì nên chọn mainboard có nhiều khe cắm PCIe.
Tiếp đến là dung lượng RAM được sử dụng trong máy tính. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của anh em mà sử dụng dung lượng khác nhau nhưng hầu hết các máy tính hiện nay đều trang bị ít nhất 8GB RAM. RAM được cắm vào mainboard qua khe DIMM và mỗi loại mainboard sẽ có số lượng khe DIMM khác nhau, từ hai khe cho đến tám khe cắm. 
Với những anh em có nhu cầu làm đa nhiệm lớn thì việc trang bị nhiều thanh RAM là cần thiết và nhớ nên lắp cách nhau để tận dụng khả năng Dual Channel giúp tăng hiệu suất của RAM nhé. Ví dụ như anh em muốn build một chiếc PC có 8GB thì nên chọn mainboard có 4 khe cắm DIMM để cắm được 2 thanh 4GB tạo thành Dual Channel, cùng khả năng nâng cấp lên 16GB RAM.
Số lượng ổ cứng có thể cắm vào mainboard cũng rất quan trọng đối với những anh em có nhu cầu nâng cấp máy sau này. Do sự phổ biến của các ổ cứng SSD và HDD sử dụng giao tiếp SATA3 thì cách chọn mainboard có giao tiếp này là điều kiện tiên quyết. Anh em cũng có thể chọn mainboard có giao tiếp M.2 (hoặc PCIe)  để cắm các ổ SSD sử dụng giao thức NVMe cho tốc độ đọc và ghi cực nhanh.
Để tiết kiệm chi phí cũng như tận dụng tối ưu sức mạnh của PC thì anh em nên sử dụng ổ SSD dung lượng nhỏ để chứa các phần mềm quan trọng như hệ điều hành, ứng dụng chỉnh sửa ảnh, video và ổ cứng HDD lớn để lưu trữ ảnh, video và các tựa game nặng. 


4.Khả năng kết nối các thiết bị khác
Hầu hết các PC hiện nay đều được trang bị hệ thống tản nhiệt, đèn LED RGB hoặc các thiết bị từ nhà sản xuất như màn hình LED trên tản nhiệt CPU. Cùng với các thiết bị ngoại vi thì cách chọn mainboard của anh em đáp ứng đủ số thiết bị kết nối là rất quan trọng. 
Ngoài các cổng kết nối USB, jack cắm Audio, DisplayPort, WiFi… thì anh em cũng nên chú ý tới số lượng pin nhằm cung cấp đủ nguồn điện cho các linh kiện và tiện cho việc nâng cấp sau này. 
Là nền tảng cho một chiếc PC, anh em nên lựa chọn mainboard phù hợp với nhu cầu của mình, ví dụ như mainboard gaming sẽ có nhiều khe cắm GPU cùng hệ thống tản nhiệt, đèn LED RGB. Một số hãng nổi tiếng có thể kể đến là Gigabyte, Asus, MSI, Asrock.


{{ showDescription ? 'Thu gọn' : 'Xem thêm'}}